Đạo Đức Thế Tục, Những Giá Trị Nhân Bản Là Gì, Nhân Bản Là Gì

“Ẩn sâu bên trong, chúng ta giống như nhau”. Ẩn sâu bên trong, mỗi người đều chứa đựng những giá trị nhân bản.

Bạn đang xem: Giá trị nhân bản là gì

Con người nhỏ bé vẫn luôn là một đề tài bí ẩn, đầy thách thức, hấp dẫn bao triết gia, nhà tư tưởng lớn của cả phương Đông và phương Tây cùng khám phá, chiêm nghiệm. Cùng chung đối tượng nhưng mỗi nền văn minh lại có một cách tiếp cận khác nhau.

Thế giới phẳng khiến cho văn minh phương Tây bùng nổ toàn cầu, va chạm với nền văn minh phương Đông. Phương Đông gần gũi hay phương Tây mới mẻ hấp dẫn? Liệu ta có thấy phương Đông quen thuộc mà coi nhẹ, không ham thích tìm hiểu để rồi lãng quên mất cái minh triết của phương Đông. Chúng ta hãy thử một lần nhìn nhận lại con người nhân bản qua góc nhìn phương Đông.

“Nhân” là con người, “Bản” là gốc rễ, giá trị nhân bản là những giá trị gốc rễ của con người. Lâu nay nó đang bị lớp bụi của tham sân si, của bon chen, tranh quyền đoạt lợi che phủ. Lớp bụi ngày một dày lên, khiến nhiều lúc chúng ta quên mất những điều tốt đẹp đó vẫn hiện hữu trong ta. Chỉ khi lớp bụi được phủi đi, những giá trị nhân bản đó mới lại được khơi dậy.

Giá trị nhân bản của con người trong văn minh phương Đông được thể hiện trong hai mối tương quan: đối với chính mình là Chân – Thiện – Mỹ, đối với người là: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín. Những giá trị nhân bản nhất của con người được gói gọn trong hai câu trên.

Chân – Thiện – Mỹ

*

Chân: là chân thật, chân lý. Con người chân thật đối xử với nhau không chỉ bằng hình thức mà bằng cả tấm lòng chân thành, không giả dối, không hư ngụy. Chân còn là sự chân chất, hồn nhiên, trong sáng trong tâm mỗi người.

Chân cũng là chân lý của cuộc sống mà tất cả mọi người đều hướng đến. Chữ Chân nhắc nhở, thức tỉnh chúng ta thấy được cái giả của thân, của tâm, để hiểu được đạo lý, sống bằng tình thương và lòng nhân ái.

Thiện: là bản tính thiện của mỗi con người, làm lành tránh ác. Sống hướng thiện chúng ta sẽ có lương tâm, lương tri, biết tha thứ và cảm thông, biết đùm bọc và cưu mang. Cuộc đời phải được xây dựng từ cái thiện thì cuộc sống mới có hạnh phúc chân thật. Thiện chính là giá trị tốt đẹp nhất của con người.

Mỹ: Mỹ không chỉ là vẻ đẹp về vóc dáng, mà còn là vẻ đẹp của đức hạnh và sự thông tuệ. Loài người có xu hướng vươn tới cái đẹp, chính là thẩm mỹ. Nếu chúng ta chân thật tận cõi lòng, hướng đến chân lý, tìm về nẻo thiện và làm tất cả mọi hạnh lành thì sẽ đạt được thẫm mỹ của cuộc sống.

Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín

*

Nhân: chữ “Nhân” luôn được đặt lên hàng đầu, được coi là quan trọng hơn cả, là phần “người”, đạo làm người. Nhân còn là đối nhân xử thế, là lòng yêu thương con người, sự ràng buộc mỗi người trong các quan hệ gắn kết: cha – con, vợ – chồng, anh – em,…

Lễ: Lễ không chỉ là lễ phép, đức độ, kính trên nhường dưới mà còn thể hiện qua những hình thức lễ nghi theo truyền thống, qua thời gian trở thành một nét văn hóa của dân tộc. Ngày nay, Lễ cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong văn hóa giao tiếp ứng xử của mọi người trong xã hội.

Nghĩa: chữ Nghĩa bao hàm rất rộng, nghĩa cha con, nghĩa thầy trò, nghĩa vợ chồng, nghĩa anh em, nghĩa bằng hữu,… Nghĩa thể hiện vai trò, trách nhiệm của một người với xã hội, với cuộc đời, với người khác. Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống, đó là Nghĩa. Muốn thực hành chữ “Nghĩa”, hãy học theo câu của Khổng tử: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” – Điều mà mình không thích, không muốn thì đừng làm cho người khác.

Trí: là trí thông minh, sự hiểu biết. Có Nhân, có Nghĩa mà không có Trí chẳng khác nào người lính ra trận chỉ có áo giáp mà không có gươm, đao. Người không có Trí khó làm được việc gì. Xưa kia, chữ Trí gói gọn trong hiểu biết về đạo quân tử, triết lý Khổng giáo hay Lão giáo. Ngày này, chữ Trí mở rộng hơn, từ văn hóa xã hội, triết học, đến kinh tế, khoa học tự nhiên,…

Tín: là uy tín, niềm tin của mọi người dành cho mình. Chữ Tín luôn được đánh giá cao, không chỉ là chữ Tín trong quan hệ xã hội, mà còn là chữ Tín trong công việc, quan hệ giao thương. Càng ngày, tầm quan trọng của chữ Tín càng được đặt lên hàng đầu, quyết định đến thành công của mỗi người.

Tu thân là chặng đường xuyên suốt cả đời người. Trên chặng đường ấy, ta cần Chân – Thiện – Mỹ để sửa mình, Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín để đối xử với người. Nhân vô thập toàn – con người không ai hoàn hảo, nhưng dù ít hay nhiều, chúng ta hãy nỗ lực để đạt được tám chữ trên.

Chuyên mục: Tổng hợp


XEM THÊM CÁC THÔNG TIN TẠI: https://theothao24h.info/

Bài viết Đạo Đức Thế Tục, Những Giá Trị Nhân Bản Là Gì, Nhân Bản Là Gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày THETHAO24H.INFO.



from THETHAO24H.INFO https://theothao24h.info/dao-duc-the-tuc-nhung-gia-tri-nhan-ban-la-gi-nhan-ban-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sao Trung Quốc phải cắm Titan vào hộp sọ, fan lo hóa mồi ngon cho Simon

Game quay hũ 789 club – Địa chỉ săn tiền tỷ được đông đảo anh em trong cộng đồng yêu thích

Quả Muỗm Là Quả Gì, Muỗm, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Muỗm